Giới
thiệu CLB Giai Điệu Phương Nam
CLB
Giai Điệu Phương Nam là câu lạc bộ sở thích – văn nghệ trực thuộc Nhà Văn hóa
Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (NVHSVTP), được thành lập dựa trên nền tảng của
CLB Tiếng tơ lòng của NVHSVTP và Nhóm Tài năng hè phố của các bạn sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM (ĐH KHXH&NV).
Mục
tiêu hoạt động
- Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên về bảo
tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam, đặc
biệt là các loại hình nghệ thuật âm nhạc ở Nam Bộ.
- Tạo môi trường sinh hoạt, giao lưu và học hỏi giữa các
bạn trẻ, giữa các trường đại học, cao đẳng với nhau, cùng nhau học tập và hoàn
thiện bản thân.
Nội
dung hoạt động
- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền đến sinh viên,
thanh niên về bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị âm nhạc dân tộc, đặc
biệt là các loại hình nghệ thuật ở Nam Bộ như Đàn ca tài tử Nam bộ, Cải lương…
- Tổ chức sinh hoạt định kỳ cho CLB theo chủ điểm gắn với
các sự kiện lớn của đất nước và thành phố; Tổ sân chơi, giao lưu giữa các thành
viên CLB và sinh viên các trường trong và ngoài thành phố. Trong đó tập trung
vào 2 mảng nghệ thuật lớn là Cải lương và Đàn ca tài tử Nam bộ.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện,đền ơn đáp nghĩa đối
với những người có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát triển âm nhạc dân
tộc.
- Tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ của Nhà Văn
hóa Sinh viên TP.HCM.
Qúa
trình thành lập
Tháng
5/2013: Nhóm sinh hoạt đàn ca tài tử tự do Tài năng hè phố được thành lập. Nhóm là nơi giao lưu học
hỏi về lĩnh vực đàn ca tài tử của các bạn sinh viên trường ĐH KHXH&NV và
nhưng ai yêu thích thể loại này.
Tháng
4/2014: NVHSVTP cho thành lập CLB Tiếng tơ lòng. Đây là sân chơi lớn cho các bạn
học sinh, sinh viên TP.HCM về lĩnh vực âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân, từ đầu năm 2016 CLB đã ngưng hoạt động.
Tháng
10/2016: trên cơ sở hoạt động của CLB Tiếng tơ lòng và nhân sự của Nhóm Tài
năng hè phố, Ban Giám đốc NVHSVTP đã chỉ đạo thành lập CLB Giai Điệu Phương Nam, tiếp tục hoạt
động trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc.
Thời gian ra mắt CLB dự kiến: đầu tháng 11/2016.
Một
buổi sinh hoạt của Nhóm Tài năng hè phố
Một
buổi sinh hoạt của CLB Tiếng tơ lòng
Ban
Chủ nhiệm lâm thời
1.
Trần Hoài Thương: Chủ nhiệm CLB
2. Trần
Quốc Toản: Phó Chủ nhiệm đối nội
3. Trần
Phương Linh: Phó Chủ nhiệm đối ngoại.
NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN
BAN ĐIỀU HÀNH
CLB/ ĐỘI/ NHÓM
CLB GIAI ĐIỆU PHƯƠNG NAM
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2016
|
ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ GIAI ĐIỆU PHƯƠNG NAM
CHƯƠNG
1
GIỚI
THIỆU CHUNG
Điều 1. Giới thiệu về Câu lạc bộ
Câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam
là một câu lạc bộ trực thuộc Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Hoạt động với phương châm lưu giữ một nét văn hóa đặc sắc của dân
tộc, CLB được thành lập để tập hợp các bạn có cùng sở thích, năng khiếu, có nhu
cầu tìm hiểu về âm nhạc dân
tộc, đặc biệt là cải lương và đờn ca tài tử, trên tinh thần giao
lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm mục đích giải trí, giảm áp lực cuộc sống,
và đặc biệt qua từng lời ca, câu hátmộc mạc mà chân chất
để lưu giữ, phát huy và truyền bá rộng rãi hơn những
nét đẹp trong văn hóa dân tộc.
Điều 2. Giới thiệu tên gọi, thông
tin liên hệ, biểu trưng, khẩu hiệu hành động
1. Tên gọi
- Tiếng
Việt: Câu lạc bộ Giai Điệu Phương Nam - Nhà Văn hóa
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh.
-
Tên facebook: CLB Giai Điệu Phương Nam - Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ
Chí Minh.
2. Thông
tin liên hệ
- Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh.
- Số 643 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP.
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.3835.1118 - 08.6683.5109.
3. Email: clbgiaidieuphuongnam@gmail.com
4. Khẩu
hiệu hành động :
Điều 3. Chức năng hoạt động
- Đem đến một môi trường giao lưu học hỏi lành mạnh và bổ ích
cho những ai yêu
thích bộ
môn nghệ thuật cả lương và đờn ca tài tử, đồng thời cũng hướng đến tạo ra một sân chơi nhằm rèn luyện
và nâng cao cho những bạn có tài năng âm nhạc dân tộc thực thụ.
- Giao lưu văn
hóa trong lĩnh vực cải lương và đờn ca tài tử với cáctỉnh bạn.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động
1. Trong
hoạt động
- Tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật của Nhà
Nước, quy định của Nhà Văn hóa Sinh viên.
- Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Mọi quyết định của Ban chủ nhiệm không trái
với mục đích và chức năng của câu lạc bộ.
-
Đoàn
kết, tôn trọng, thống nhất và hợp tác.
2. Trong
tài chính, vật chất:Minh
bạch, công khai mọi thống kê thu, chi.
3. Trong
thông tin liên lạc:Thống nhất, đầy đủ,
khách quan, đảm bảo thông suốt từ trên xuống dưới, trả lời đầy đủ những thắc
mắc của thành viên cũng như các cá nhân quan tâm về hoạt động của câu lạc
bộ.
CHƯƠNG
2
THÀNH
VIÊN CÂU LẠC BỘ
Điều 6. Tiêu chuẩn trở thành Thành viên chính
thức
- Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài
sinh sống và làm việc tại Việt Nam, được sự quản lý của Hiến pháp và Pháp luật
Việt Nam.
- Có đạo đức tốt, nhiệt tình, trung thực; tinh
thần tự nguyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động của câu lạc bộ.
- Có đơn đề nghị gia nhập câu lạc bộ và 02 tấm
hình 3x4.
- Chấp hành đầy đủ điều lệ hoạt động, nội quy
và quy chế của câu lạc bộ.
Điều 7: Quyền lợi của thành viên câu lạc bộ
- Tham gia các hoạt động của câu lạc bộ.
- Tham gia ứng cử, đề cử vào các vị trí trong
ban chủ nhiệm.
- Đề xuất họp ban với trưởng ban để bàn về 1
công việc nào đó của ban.
- Được tự chủ đưa ra ý kiến chính đáng nhằm xây
dựng câu lạc bộ trong các chương trình, buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.
- Biểu quyết các vấn đề được lấy ý kiến tập thể
của câu lạc bộ.
-
Trong
quá trình tham gia hoạt động, nếu thành viên tự thấy không có đủ điều kiện tham
gia các hoạt động của câu lạc bộ có thể xin rút khỏi câu lạc bộ.
Điều 8: Nghĩa vụ của thành viên câu lạc bộ
-
Không
được sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ nhằm mục đích cá nhân, đi ngược lại với
mục đích hoạt động cũng như có những hành động làm ảnh hưởng đến quyền lợi
chung của câu lạc bộ.
-
Nhận
nhiệm vụ và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ do câu lạc bộ phân công và chịu
trách nhiệm cá nhân trước câu lạc bộ khi không hoàn thành nhiệm vụ.
-
Sắp xếp
thời gian cá nhân hợp lý để tham gia các hoạt động, không ảnh hưởng tới đời
sống của cá nhân và công việc chung của câu lạc bộ.
-
Hiểu
đúng và đầy đủ về mục đích, công tác hoạt động và điều lệ quy định CLB.
- Quan tâm, đoàn kết, giúp đỡ các thành viên
trong câu lạc bộ; tôn trọng ý kiến của các thành viên; không có hành động chia rẽ đoàn kết trong câu
lạc bộ.
CHƯƠNG
3
CƠ
CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỦ NHIỆM
Điều 10. Ban Chủ nhiệm.
-
Ban Chủ
nhiệm gồm: 01 Chủ nhiệm, 2 phó Chủ nhiệm. Ban Chủ nhiệm có nhiệm vụ đề
ra phương hướng, kế hoạch và báo cáo hoạt động của câu lạc bộ, đưa câu lạc bộ
phát triển vững mạnh.
-
Lắng
nghe những nhận xét, phê bình và các ý tưởng của các thành viên.
Điều 11. Nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm
· Chủ
nhiệm: phụ trách chung.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Chi
Đoàn, Ban Điều hành CLB/Đ/N Nhà Văn hóa Sinh viên.
- Là cầu nối giữa câu lạc bộ và Ban Điều hành
CLB/Đ/N, đoàn viên phụ trách Chi Đoàn và các CLB/Đ/N khác.
-
Điều
hành hoạt động, các cuộc họp và sinh hoạt câu lạc bộ.
-
Cùng
với các thành viên trong BCN CLB đề ra phương hướng và tổ chức các hoạt động
của CLB
-
Lập
phương hướng, kế hoạch và báo cáo hoạt động của câu lạc bộ.
-
Đảm bảo
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho các thành viên.
· Phó chủ
nhiệm đối nội
-
Phụ
trách quản lý số lượng người tham gia các hoạt động, sinh hoạt và tuyển thành
viên, tình nguyện viên theo yêu cầu của chương trình.
-
Tổng
kết chương trình hoạt động của câu lạc bộ về thu, chi tài chính.
- Là người giữ quỹ và thông báo tình hình tài
chính cho các thành viên trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ; Tổng kết và báo
cáo thu, chi sau mỗi hoạt động.
- Nghiên
cứu chuyên sâu về âm nhạc dân tộc nói
chung, bộ môn cải lương và đờn ca tài tử nói riêng.
· Phó chủ
nhiệm đối ngoại
- Là người phụ trách công tác văn thư giấy tờ
của CLB.
- Là người liên lạc với các thành viên mỗi khi
CLB tổ chức hoạt động.
- Cùng với các thành viên khác của BCN đề ra
phương hướng và tổ chức các hoạt động của CLB.
Điều 12: Chế Độ Làm Việc.
-
Sinh
hoạt định kỳ: 2 lần/ tháng vào ngày chủ nhật. Hình thức
thông tin: đăng tin trên fanpage câu lạc bộ, gửi email cho các cá nhân.
-
Họp
thông tin chương trình: cụ thể theo sự phân công từng chương trình. Hình thức
thông tin: đăng tin trên fanpage câu lạc bộ, gửi email cho các cá nhân và gọi
điện thoại trực tiếp cho thành phần tham gia.
-
Họp đột
xuất: gọi điện thoại trực tiếp cho thành phần tham gia.
-
Các
thành viên đảm bảo đúng giờ, đúng địa điểm. Mỗi thành viên hoạt động với tinh
thần tình nguyện, hăng hái và nhiệt tình. Tuân thủ các chương trình hoạt động
cũng như điều lệ CLB.
CHƯƠNG
4
QUY
CHẾ TÀI CHÍNH
Điều 13: Các khoản thu
1. Hỗ trợ của Nhà Văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí
Minh theo quy định.
2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá
nhân.
3.
Thu
bằng hoạt động của câu lạc bộ đăng cai tổ chức, tự tổ chức mang lại.
4.
Cat-xê
biểu diễn và giải thưởng từ việc tham gia các cuộc thi.
Điều 14. Các khoản chi
Chi phí cho các
hoạt động theo đúng quy định, minh bạch mọi khoản chi. Các khoản chi phải có sự
thống nhất đồng ý của tập thể Ban chủ nhiệm.
CHƯƠNG
5
KHEN
THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 15: Khen thưởng
- Câu lạc bộ đề nghị biểu dương khen thưởng
định kỳ năm, theo chương trình hoặc đột xuất theo điều kiện thực tế cho tập
thể, cá nhân có thành tích tốt.
-
Cấp đề xuất:
Nhà Văn hóa Sinh viên và cấp trên theo quy định của Nhà Văn hóa Sinh viên.
Điều 16: Kỷ luật
- Những thành viên vi phạm quy chế hoặc phạm
lỗi (thái độ thể hiện sự không hợp tác với các thành viên khác,...) ngoài quy
định, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ có thông tin cụ thể cho thành viên vi phạm và
trong toàn thể câu lạc bộ.
-
Quyết
định kỷ luật thành viên do tập thể Ban Chủ nhiệm thống nhất đồng ý, ban hành
thành văn bản, gồm 03 bản, 01 bản gửi cho thành viên nhận quyết định, 01 bản
gửi Ban Điều hành CLB/Đ/N Nhà Văn hóa Sinh
viên và 01 bản lưu.
CHƯƠNG
6
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH VÀ SỬA ĐỔI
Điều 17: Quy chế này có hiệu lực kể từ khi được Ban Điều hành CLB/Đ/N
Nhà văn hóa Sinh viên phê duyệt. Mọi sửa đổi,
bổ sung phải được Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ và Ban Điều hành CLB/Đ/N thông qua mới có hiệu lực.
BAN CHỦ NHIỆM
PHƯƠNG
HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2017
I.
TÌNH HÌNH CHUNG
- CLB Giai Điệu Phương Nam được thành lập từ tháng
10/2016, số lượng hiện tại là 30 thành viên. Trong đó có thể chia thành 2 lực
lượng chính:
1. Các bạn yêu thích hoạt động của CLB và sẵn sàng
tham gia, tuy nhiên không có khả năng tham gia biểu diễn.
2. Các bạn đam mê thể loại đàn ca tài tử, chơi được
nhạc cụ dân tộc và có thể tham gia biểu diễn.
- Thuận lợi:
+ Các bạn thành viên nhiệt huyết với hoạt động của
CLB, yêu thích cải lương, đàn ca tài tử.
+ Ban chủ nhiệm tâm huyết với hoạt động của CLB.
+ Xã hội đang hướng tới việc bảo tồn và phát triển
âm nhạc dân tộc.
+ Có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ sâu sát của lãnh đạo
NVHSV.
- Khó khăn: Khó khăn lớn nhất hiện tại của CLB là vấn
đề nhân sự
+ Hạn chế về số lượng thành viên có thể biểu diễn.
+ Đa số thành viên là sinh viên, vừa đi học vừa đi
làm, địa bàn cư trú xa với NVHSV gây khó khăn cho việc tổ chức sinh hoạt.
+ Ban chủ nhiệm đa số còn yếu về kinh nghiệm trong
việc quản lý và tổ chức hoạt động của CLB, bị chi phối về vấn đề thời gian.
ð CLB
có tổ chức sinh hoạt, nhưng chưa tập trung, thường xuyên và nội dung đi vào chiều
sâu. Khả năng biểu diễn là có, nhưng để tham gia các cuộc thi.
II.
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM
Căn cứ vào tình hình hoạt động và lực lượng của CLB,
Ban chủ nhiệm đề ra hoạt động năm 2017 như sau:
1. Sinh hoạt
“Tài năng hè phố”: tối thứ 4 hàng tuần ở KTX Đại học quốc gia TP.HCM, dành
cho các bạn thành viên ở Thủ Đức, những ai yêu thích bộ môn đàn ca tài tử.
2. Sinh hoạt
“Tài tử trẻ”: mỗi tháng 1 lần ở NVHSV, dành cho các bạn thành viên trong nội
thành, các bạn có khả năng biểu diễn.
3. Chương
trình tình nguyện “Xuân tri âm” (3/2017): thăm viện dưỡng lão nghệ sĩ.
4. Tuyển thành viên CLB (3/2017): tuyển thành viên
đội hát, ban nhạc công, ban truyền thông, ban nội dung.
5.
Làm áo CLB (4/2017)
6. Chương
trình “Tiếng tơ lòng” lần 3 (5/2017): giao lưu nghệ sĩ.
7. Sân chơi
sinh viên về đàn ca tài tử, cải lương (6/2017): mời 3 đội tham gia; một
vòng thi. Mời 2 Ban giám khảo chấm điểm trực tiếp cho phần thi 1 và 4, cố vấn nội
dung cho phần thi 2 và 3.
+ Phần 1: các đội trình bày 1 tiết mục đàn ca tài tử
hoặc cải lương giới thiệu đội, không quá 5 phút. Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần
thi này là 10 điểm.
+ Phần 2: mỗi đội nghe 5 giọng ca và 5 trích đoạn cải
lương, đoán tên nghệ sĩ và tuồng cải lương. Trả lời sai câu nào thì nhường quyền
trả lời cho 2 đội còn lại. Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần thi này là 10 điểm.
+ Phần 3: Mỗi đội trả lời 10 câu hỏi nhanh
(đúng/sai) về cải lương, đàn ca tài tử. Đúng thì được điểm, sai không bị trừ điểm.
Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần thi này là 10 điểm.
+ Phần 4: Ban tổ chức sẽ đưa ra một bài lý/ bản vắn
đàn ca tài tử, cải lương và các đội phải viết lời cho bài hát này. Sau 5 phút
chuẩn bị các bạn sẽ trình bày sáng tác của mình. Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần
thi này là 10 điểm.
Sân chơi có thể tổ chức nhiều kỳ trong năm.
8.
Tham gia chiến dịch Mùa hè xanh (7-8/2017): làm MV tân cổ
giao duyên về chủ đề sinh viên tình nguyện; phát động thành viên CLB và các bạn
sinh viên sáng tác bài lý, văn thơ, tác phẩm cải lương về chủ đề sinh viên tình
nguyên.
9.
Liên hoan CLB Âm nhạc dân tộc TP.HCM (9/2017: mời các CLB âm
nhạc dân tộc ở các trường đại học, địa phương trên địa bàn TP.HCM tham gia.
11.
Tham gia kỷ niệm thành lập NVHSV và Ngày hội chào đón TSV 2017 (10/2017), Ngày
Nhà giáo Việt Nam (11/2017)
12.
Tuyển thành viên CLB (11/2017):
tuyển thành viên đội hát, ban nhạc công, ban truyền thông, ban nội dung.
13.
Giao lưu văn nghệ với lực lượng vũ trang (12/2017):
nhờ NVHSV giới thiệu và mời các CLB trong nhà văn hóa cùng tham gia.
14.
Tham gia các hoạt động Xuân của NVHSV (1/2018)
15.
Tất niên của CLB (1/2018)
Về
lực lượng tổ chức và tham gia:
1. Các thành viên có chuyên môn về đàn, hát được
phân công biểu diễn cho các hoạt động của CLB, được CLB hỗ trợ để luyện tập và
nâng cao chuyên môn.
2. Các thành viên khác tham gia công việc tổ chức
chương trình, viết bài biên tập cho blog, facebook, tham gia cổ vũ…
3. Ban chủ nhiệm: phân công 1 phó chủ nhiệm phụ
trách sinh hoạt Tài năng hè phố, 1 phó chủ nhiệm chuyên về event, 1 phó chủ nhiệm
quản lý đội hát, nhạc công, 1 thành viên phụ trách truyền thông – IT. Chủ nhiệm
phụ trách chung.