ĐỆ NHẤT DANH CẦM
VĂN VĨ
Danh
cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm sinh năm 1929 tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long
An.
Xưa
nay thì tạo hóa thường ban cho những người có tật thì thiên phú cho họ có tài,
ông bị khiếm thị lúc 3 tuổi và sau này trở thành một danh cầm tài hoa trong các
nhạc sĩ nổi tiếng cải lương Nam bộ. Từ thập niên 60 đến 80 của thế kỉ XX, Văn Vĩ
là một nhạc sĩ rất nổi tiếng ở Việt Nam. Ông nổi tiếng đến nỗi khi gặp ai mà
đeo kính râm quá đậm thì được gọi đùa là “sao nay đeo kiếng giống Văn Vĩ quá vậy”.
Ông là người biết vượt lên trên số phận. Ông đã biết đờn gáo lúc ông 7 tuổi và
sau đó học đờn kìm, đờn sến, rồi đến guitar phím lõm, đàn tranh. Nhạc cụ nào
ông cũng chơi thành thạo nhưng guitar phím lõm là nhạc cụ đã đưa tên tuổi của
ông lên hàng danh cầm nhạc cổ Việt Nam.
Một
nhạc sĩ tài hoa đã vượt qua khó khăn, thời thơ ấu ông đã bị khiếm thị mà gia
đình lại nghèo. Thân mẫu của ông và thân mẫu của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan là hai
chị em kết nghĩa cho nên danh cầm Văn Vĩ và cố nghệ sị Út Bạch Lan cũng là anh
em kết nghĩa, nhạc sĩ Văn Vĩ lớn tuổi hơn cho nên làm anh. Cô Út dẫn nhạc sĩ
Văn Vĩ đi hát rong kiếm tiền về phụ hai bà mẹ, nhờ ca dạo hát rong mà nhiều người
biết đền hai anh em và dần dần ái mộ. Hai người được các nhạc sĩ đàn anh dìu dắt
nâng đỡ như cô Năm Cần Thơ, nghệ sĩ Thành Công giới thiệu cho hai anh em hát và
đờn cho đài phát thanh Pháp Á. Nhạc sĩ Văn Vĩ đờn cho đài phát thanh Pháp Á
(1956), hãng dĩa Thanh Long (1957) và sau đó ông đờn cho gánh cải lương Minh
Tinh, Kim Họa Mi, Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn, Kim Chung. Khi đờn cho đoàn Kim
Chung, anh bị nghệ sĩ Hoàng Long lục tổn chạm đến lòng tự trọng nên từ đó anh
không đờn cho đoàn Kim Chung nữa.
Năm
1963 nhạc sĩ Văn Vĩ đã mở lò cổ nhạc Văn Vĩ ở đường Phan Thanh Giản, phu nhân của
ông là cô Ngọc Thạch, cô cũng có phụ ông dạy ca cho đám học trò. Học trò thành
danh của nhạc sĩ Văn Vĩ kể ra rất nhiều
như là cố nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Thanh Hương, cố nghệ sĩ Đức Lợi, nghệ sĩ
Vũ Linh,… Còn bên phía đờn thì có nhạc sĩ Văn Dần, Văn Bền, Văn Mách, Văn
Hoàng, Văn Hải, Huỳnh Khải và ba người con là Văn An, Văn Hậu, Văn Tài. Những
người lấy nghệ danh theo họ Văn thường theo trường phái đờn của nhạc sĩ Văn Vĩ
Từ trái
sang: NS Bảy Bá, NS Văn Vĩ, NS Năm Cơ.
Nhạc sĩ Văn Vĩ đã tạo những nét rất riêng, rất “Văn Vĩ “ qua các chữ nhấn rung trong các hệ
ngũ cung. Ở bản vọng cổ có chữ Oan và chữ Xang. Chữ đàn của ông rất lạ và độc,
cho đến bây giờ chưa có nhạc sĩ nào đạt tới đỉnh cao như là chữ đờn của danh cầm
Văn Vĩ. Ông còn có độc chiêu là đờn dây Bán Ngân Giang ( do nhạc sĩ Văn Còn ở
Bình Dương sáng tác), với phong cách thản nhiên dàn trải ngón đờn rất hài hòa
trầm – bổng – nhặt – khoan, du dương- huyền hoặc, tiêu biểu là ông độc tấu 6
câu vọng cổ nhịp 32, đờn cho NSND Út Trà Ôn ca bài Đài hoa dâng Bác, NSƯT Minh
Vương ca bài Lòng dạ đàn bà,… đó là những tác phẩm đỉnh cao nghệ thuật cả nội
dung lẫn hình thức, cả người diễn tấu lẫn giọng ca.
Ông
mất vào năm 1985, tuy danh cầm Văn Vĩ không còn nữa nhưng tiếng đờn của ông vẫn
còn đọng mãi trong lòng người mộ điệu và sẽ mãi mãi trường tồn với dân tộc Việt
Nam, với nền cải lương Nam Bộ.
Minh Tuấn sưu tầm và biên soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét