Vinh danh dân ca ví,
giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa nhân loại
Tối
31-1-2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An) đã diễn ra lễ vinh
danh và đón nhận bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc (UNESCO) công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ
tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ
Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh tham dự buổi lễ. Về phía tổ chức UNESCO có bà Katherine Muller
Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cùng dự buổi lễ.
Ví, giặm là 2 lối hát dân ca được cộng đồng
người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ mấy trăm năm nay. Ví, giặm được thực hành trong
lao động và đời sống thường nhật như lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền,
lúc quay tơ, dệt vải, khi trèo non, lội suối. Các điệu hát cũng được gọi tên
theo các hoạt động như: Ví phường vải, Ví đò đưa, Ví phường cấy, Ví trèo non,
giặm ru, giặm kể, giặm vè…
Ngày 27-11-2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau đây là những hình ảnh phóng viên ghi lại
buổi lễ:
Đại diện tổ chức UNESCO trao bằng công nhận dân ca ví, giặm Nghệ
Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho đại diện Bộ VH-TT-DL
Đông đảo đại biểu trung ương và địa phương tham dự buổi lễ
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại
Hà Nội, phát biểu tại buổi lễ
Tiết mục dân ca ví, giặm hoành tráng tại lễ đón bằng của UNESCO
Một tiết mục ví, giặm biểu diễn tại buổi lễ
Tiết mục văn nghệ hoành tráng tại lễ vinh danh
Hàng vạn người dân tới xem buổi lễ
Nguồn: http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/vinh-danh-dan-ca-vi-giam-nghe-tinh-la-di-san-van-hoa-nhan-loai-20150201085149308.htm
Vinh
danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại
Tối ngày 11/2/2013, tại Hội trường Thống Nhất, Bộ VHTTDL và UBND TP.HCM
đã tổ chức Lễ đón Bằng ghi danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng.
Buổi lễ diễn ra long
trọng với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó
Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa;
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng
UNESCO Hà Nội.
Về phía TP.HCM có Bí Thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND Lê Hoàng
Quân… cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, lãnh đạo 21 tỉnh,
thành phía Nam có bộ môn Đờn ca tài tử được vinh danh.
Tham dự còn có các sứ quán, lãnh sự quán các nước: Ấn Độ, Cô-oét,
Lào, Campuchia, Úc, Trung Quốc…; Tổ chức Di dân Quốc tế(IOM). Đặc biệt
là các giáo sư, NSND, soạn giả cùng các các nghệ nhân đờn, ca tài tử…
đã có công trong việc giữ gìn, truyền bá và phát huy Nghệ thuật Đờn ca
tài tử và đông đảo người dân TP.HCM.
Bà Katherin Muller Marine trao bằng vinh
danh
cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh
Ngay sau tiết mục mở màn
chương trình của ban nhạc tài tử của TP.HCM, bà Katherine Muller-Marin,
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội trang trọng công bố Quyết
định công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử của Nam Bộ là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ
Sau khi trao Bằng vinh
danh cho Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, bà Katherine Muller-Marin cũng đã trao Bằng
ghi danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại cho đại diện cho 21 địa phương đã có công đóng góp trong
sự hình thành, bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử, gồm: An
Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước,
Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP.HCM, Trà
Vinh và Vĩnh Long. Cùng với việc trao Bằng này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh đã tặng hoa chúc mừng các đơn vị.
Bà Katherin Muller
Marine, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam
phát biểu tại buổi lễ
Đánh giá cao những
giá trị đặc sắc của Đờn ca tài tử Nam Bộ, bà Katherine Muller-Marin
bày tỏ mong muốn Đờn ca tài tử tiếp tục được tái tạo thông qua giao
lưu văn hóa giữa các nhóm cộng đồng, trong sự hòa hợp, tôn trọng lẫn
nhau, tăng gắn kết cộng đồng và đề cao bản sắc văn hóa thông qua trao
đổi âm nhạc, phát huy đa dạng của các cộng đồng, nhóm người và cá
nhân. “Chúng tôi rất hy vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tiên phong trong
các nỗ lực quốc tế nhằm đưa văn hóa thành một ưu tiên quan trọng của
chương trình nghị sự sau năm 2015”, bà Katherine Muller-Marin nói.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL
Hoàng Tuấn Anh công bố
Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam
Bộ
Nhằm bảo vệ và phát
huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá của Đờn ca tài
tử Nam Bộ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã công bố và kêu gọi các Bộ, ban,
ngành, cộng đồng các địa phương là chủ thể của nghệ thuật Đờn ca tài
tử Nam Bộ và nhân dân cả nước cùng thực hiện Chương trình hành động quốc
gia gồm 7 hoạt động lớn.
Với niềm xúc động và tự hào, nghệ nhân Phạm Văn Loan, tỉnh Bạc Liêu
đại diện cho cộng đồng ĐCTT của 21 tỉnh, thành cho biết sẽ nỗ lực
phấn đấu, lao động sáng tạo hết mình để cống hiến công sức, trí tuệ
và khả năng của bản thân cho sự phát triển và duy trì lâu bền của
Đờn ca tài tử.
Phát biểu tại buổi
lễ ghi danh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Nghệ thuật Đờn ca
tài tử Nam Bộ không chỉ có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh
thần của người dân vùng đất phương Nam mà còn góp phần quan trọng
làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của cả dân tộc Việt Nam”. Thủ
tướng đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Bộ VHTTDL, lãnh đạo
21 tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt là các nghệ sĩ – nghệ nhân, nhân dân
các địa phương và bà con ở nước ngoài đã gìn giữ và phát triển
nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ với nhiều phong trào, hoạt động hiệu quả…
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ VHTTDL, các Ban, ngành, địa
phương và các nghệ nhân – nghệ sĩ… có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ,
triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát
huy giá trị đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư
Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tặng hoa cho
các các nghệ sĩ
Thay mặt 21 tỉnh,
thành Nam Bộ có Đờn ca tài tử được vinh danh, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó
Chủ tịch UBND TP.HCM đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về Chương trình hành
động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị đối với nghệ thuật Đờn ca
tài tử Nam Bộ.
Tại buổi lễ ghi danh, trong phần biểu diễn nghệ thuật, không gian Đờn ca
tài tử được tái hiện sinh động, thể hiện được nét đặc trưng gần gũi với
đời sống của người dân Nam Bộ. Từ ruộng lúa, bờ tre, đến những chiếc
xuồng ba lá, hay hình ảnh những người nông dân lao động bình dị, chất
phác làm ruộng, bắt cá trên sông… Tất cả hiện lên một phong cảnh nên
thơ, hữu tình, làm cho những điệu nhạc, lời ca càng thêm ngọt ngào,
réo rắt.
Ai chưa từng nghe, hoặc biết đến Đờn ca tài tử thì đều có thể cảm nhận
được sự bình dị và rất sâu lắng từ những ngón đờn, lời ca của các
nghệ sĩ, nhạc công “chân đất”. Hàng ngàn người dân được thưởng thức
những nét văn hóa, tinh túy nhất của Đờn ca tài tử. Từ những điệu nhạc
tài tử Huế, đờn Quảng đến Đờn ca tài tử Nam Bộ được biểu diễn bởi các
nhóm tài tử đến từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu,
Vĩnh Long, Tiền Giang… toát lên nét tinh túy, đặc sắc của Đờn ca tài tử.
Càng về khuya, tiếng đàn, giọng ca ngọt ngào của các tài tử đờn,
tài tử ca càng khiến lòng người rung động với các điệu Nam Ai, Tứ
Đại oán, đến những câu vọng cổ ngọt ngào làm say lòng người.
Ngay sau lễ ghi danh, vào cuối tháng 4/2014, tại Bạc Liêu lần đầu tiên
diễn ra Festival Đờn ca tài tử lần I và tiếp đó định kì 3 năm sẽ tổ chức
một lần luân phiên 21 tỉnh, thành của Nam Bộ.
Nguồn:
http://www.vhttdlkv3.gov.vn/Su-kien/Vinh-danh-Nghe-thuat-Don-ca-tai-tu-Nam-Bo-la-Di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai.3993.detail.aspx
Vinh danh dân ca ví,
giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa nhân loại
Tối
31-1-2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An) đã diễn ra lễ vinh
danh và đón nhận bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc (UNESCO) công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ
tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ
Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh tham dự buổi lễ. Về phía tổ chức UNESCO có bà Katherine Muller
Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cùng dự buổi lễ.
Ví, giặm là 2 lối hát dân ca được cộng đồng
người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ mấy trăm năm nay. Ví, giặm được thực hành trong
lao động và đời sống thường nhật như lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền,
lúc quay tơ, dệt vải, khi trèo non, lội suối. Các điệu hát cũng được gọi tên
theo các hoạt động như: Ví phường vải, Ví đò đưa, Ví phường cấy, Ví trèo non,
giặm ru, giặm kể, giặm vè…
Ngày 27-11-2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau đây là những hình ảnh phóng viên ghi lại
buổi lễ:
Đại diện tổ chức UNESCO trao bằng công nhận dân ca ví, giặm Nghệ
Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho đại diện Bộ VH-TT-DL
Đông đảo đại biểu trung ương và địa phương tham dự buổi lễ
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại
Hà Nội, phát biểu tại buổi lễ
Tiết mục dân ca ví, giặm hoành tráng tại lễ đón bằng của UNESCO
Một tiết mục ví, giặm biểu diễn tại buổi lễ
Tiết mục văn nghệ hoành tráng tại lễ vinh danh
Hàng vạn người dân tới xem buổi lễ
Nguồn: http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/vinh-danh-dan-ca-vi-giam-nghe-tinh-la-di-san-van-hoa-nhan-loai-20150201085149308.htm
Vinh
danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại
Về phía TP.HCM có Bí Thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND Lê Hoàng Quân… cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, lãnh đạo 21 tỉnh, thành phía Nam có bộ môn Đờn ca tài tử được vinh danh.
Tham dự còn có các sứ quán, lãnh sự quán các nước: Ấn Độ, Cô-oét, Lào, Campuchia, Úc, Trung Quốc…; Tổ chức Di dân Quốc tế(IOM). Đặc biệt là các giáo sư, NSND, soạn giả cùng các các nghệ nhân đờn, ca tài tử… đã có công trong việc giữ gìn, truyền bá và phát huy Nghệ thuật Đờn ca tài tử và đông đảo người dân TP.HCM.
cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh
phát biểu tại buổi lễ
Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ
Với niềm xúc động và tự hào, nghệ nhân Phạm Văn Loan, tỉnh Bạc Liêu đại diện cho cộng đồng ĐCTT của 21 tỉnh, thành cho biết sẽ nỗ lực phấn đấu, lao động sáng tạo hết mình để cống hiến công sức, trí tuệ và khả năng của bản thân cho sự phát triển và duy trì lâu bền của Đờn ca tài tử.
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ VHTTDL, các Ban, ngành, địa phương và các nghệ nhân – nghệ sĩ… có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Tại buổi lễ ghi danh, trong phần biểu diễn nghệ thuật, không gian Đờn ca tài tử được tái hiện sinh động, thể hiện được nét đặc trưng gần gũi với đời sống của người dân Nam Bộ. Từ ruộng lúa, bờ tre, đến những chiếc xuồng ba lá, hay hình ảnh những người nông dân lao động bình dị, chất phác làm ruộng, bắt cá trên sông… Tất cả hiện lên một phong cảnh nên thơ, hữu tình, làm cho những điệu nhạc, lời ca càng thêm ngọt ngào, réo rắt.
Ai chưa từng nghe, hoặc biết đến Đờn ca tài tử thì đều có thể cảm nhận được sự bình dị và rất sâu lắng từ những ngón đờn, lời ca của các nghệ sĩ, nhạc công “chân đất”. Hàng ngàn người dân được thưởng thức những nét văn hóa, tinh túy nhất của Đờn ca tài tử. Từ những điệu nhạc tài tử Huế, đờn Quảng đến Đờn ca tài tử Nam Bộ được biểu diễn bởi các nhóm tài tử đến từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang… toát lên nét tinh túy, đặc sắc của Đờn ca tài tử. Càng về khuya, tiếng đàn, giọng ca ngọt ngào của các tài tử đờn, tài tử ca càng khiến lòng người rung động với các điệu Nam Ai, Tứ Đại oán, đến những câu vọng cổ ngọt ngào làm say lòng người.
Ngay sau lễ ghi danh, vào cuối tháng 4/2014, tại Bạc Liêu lần đầu tiên diễn ra Festival Đờn ca tài tử lần I và tiếp đó định kì 3 năm sẽ tổ chức một lần luân phiên 21 tỉnh, thành của Nam Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét