ĐÀN TRANH
Đàn tranh, cũng được gọi
là đàn thập lục, là nhạc cụ của người Việt (Kinh). Đàn thuộc họ dây chi gảy. Vì
có 16 dây nên đàn còn có tên chữ là Thập lục.Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng
sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp với
những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ Dô
lên Dô3.Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ,
hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn
nhạc dân tộc tổng hợp.
Theo giáo sư tiến sĩ
Trần Văn Khê: Nguồn gốc Đàn Tranh Việt Nam là đàn "Tranh" giống như
đàn "Sắt" từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời Trần hay
trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ
thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8
thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ
pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức. Đàn tranh đã thành nhạc
cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ
đời này đến đời kia hằng 7-8 trǎm nǎm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người
Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.
Cẩm sắt là mỹ danh của
cây đàn Sắt. Sắt là đàn làm bằng gỗ ngô đồng, song tấu với đàn Cầm. "Duyên
cầm sắt", "sắt cầm hảo hợp" là từ đây mà ra.Theo truyền thuyết,
theo lệnh vua Phục Hy, Tố Nữ gẩy đàn Sắt (gồm 50 dây) tế trời . Nhưng Phục Hy
không bằng lòng và ngăn cấm sử dụng vì nghe tiếng đàn quá tê tái , não nuột bi
ai thảm thiết. Nhưng thấy dân chúng vẫn lén lút xử dụng nên Phục Hy đành phải
ra lệnh sửa đổi đàn Sắt chỉ còn lại 25 dây. Nghe đồn đàn Sắt là tổ tiên của đàn
Tranh. Cái tên "Tranh" tức là "tranh giành", theo như một
truyền thuyết nói rằng: Ngày xưa có hai người tranh nhau một cây đàn Sắt có 25
dây. Mông Điềm, một vị quan thời nhà Tần, mới chặt cây đàn sắc ra làm hai, một
cây đàn 12 dây và một cây đàn 13 dâỵ Một thuyết khác nói rằng dưới thời nhà Tần
có hai chị em nhà kia tranh nhau một cây đàn sắc có 25 dây. Dành qua dành lại,
cây đàn rớt xuống bể làm hai. Người chị lấy cây đàn có 13 dây, còn người em lấy
cây đàn 12 dây.
Về cấu trúc, Đàn tranh
bao gồm những bộ phận sau:
Hộp đàn: Hình
hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm.
Mặt đàn: Mặt
đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ . Loại gỗ thường
làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.
Thành đàn: Làm
bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ
Ðáy đàn: Dưới
đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán
nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và
ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.
Cầu đàn: Ở
đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ
nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.
Ngựa đàn: Trên
mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và
có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm
thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Đầu các con
nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.
Trục đàn: Ở
đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để
giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục
đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.
Dây đàn: Dây
đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm âm của cây
đàn.
Trần Hoàng Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét